Lăng Bác nơi Bác yên nghỉ một giấc ngủ ngàn thu, với những người con Việt Nam từ mọi miền của Tổ Quốc, từ trong hay ngoài nước đều ưu tiên ghé thăm khi tới mảnh đất Thủ Đô Hà Nội.
Lăng Bác ( Lăng chủ tịch) cái tên quen thuộc với người dân Việt Nam. Du lịch Hà Nội không thể bỏ qua di tích Lăng chủ tịch,là người con Việt Nam nếu ai đã đặt chân đến Hà Nội đều muốn đi thăm Lăng Bác Hồ, nơi đây là nơi linh thiêng, lưu giữ thi hài chủ tịch Hồ Chí Minh người cha già dân tộc, vị lãnh tụ Vĩ Đại của đất nước cũng như các hình ảnh, đồ đạc quen thuộc gắn với cuộc sống giản dị của Bác.
Với khách lần đầu tới thăm Lăng Bác, du khách không khỏi bỡ ngỡ và tìm hiểu các thông tin như:
Giờ mở cửa thăm quan di tích Lăng Bác
Mùa nắng nóng ( từ 01/04 tới 31/10 hàng năm)
Ngày thường : 7h30- 10h30
Ngày lễ, Thứ 7+ Chủ nhật : 7h30 -11h
Mùa lạnh ( 01/11- 31/3)
Ngày thường : 8h00- 10h30
Ngày lễ, Thứ 7+ Chủ nhật : 7h30 -11h
Giá vé thăm quan di tích Lăng Bác
Các bạn lưu ý: Miễn phí tất cả với khách trong nước và người nước ngoài
Khi bước chân vào khuân viên lăng chủ tịch, sơ đồ hướng dẫn thăm quan di tích ngay phía cổng kiểm soát
Quy định khi vào viếng lăng Bác
+ Về trang phục
Đi du lịch, trang phục đẹp, thoải mái là lựa chọn của đa số các du khách, tuy nhiên để tỏ lòng tôn kinh của mình khi vào viếng linh cữu của Chủ Tịch Hồ Chí Minh,quý khách nên chọn trang phục đơn giản, lịch sự để tham gia vào đoàn người xếp hàng viếng lăng.
Bạn có thể lựa chọn trang phục quần âu, quần short, váy nhưng không quá ngắn, hở hang tránh gây phản cảm khi vào viếng lăng.
+ Về tư trang hành lý và các vật dụng khi vào viếng Lăng Bác
Lăng Bác là nơi yên nghỉ của Bác, với người con, người dân Việt Nam thì nơi đây là nơi thiêng liêng, trang nghiêm, lăng luôn được bảo vệ nghiêm ngặt 24/24 bảo vệ giấc ngủ ngàn thu của Bác. Khi vào viếng Lăng bạn cần nắm rõ quy định về vật dụng được và không được cầm theo khi xếp hàng vào viếng Lăng chủ tịch, bạn luôn có những thắc mắc như
Có được cầm điện thoại vào Lăng không?
Theo quy định mới nhất năm 2024, khi vào viếng Lăng chủ tịch được phép mang điện thoại, nhưng để giữ không khí trang nghiêm, đảm bảo trật tự thì điện thoại phải tắt nguồn hoặc để chế độ im lặng.
Có được đeo nữ trang, đồ trang sức bằng kim loại không?
Bạn lưu ý , trước khi đi vào trong để xếp hàng theo dòng người vào viếng Lăng Bác thì bạn phải qua cửa an ninh, trang sức, nữ trang bằng kim loại các bạn phải gửi tại khu vực gửi đồ và nhận lại sau khi vào viếng Lăng
Có được mang tư trang, ba lô, đồ ăn, thức uống, các vật dụng cá nhân có thể gây thương tích khi viếng Lăng Bác không?
Như các bạn đã biết, mỗi ngày Lăng Bác đón hàng trăm, hàng ngàn du khách từ mọi miền của Tổ Quốc cũng như các đoàn khách nước ngoài vào thăm, viêng Lăng, mật độ du khách động. Để đảm bảo sự trang nghiêm, an toàn cho Lăng chủ tịch, mọi vật dụng như ba lô, đồ ăn, thức uống , các vật dụng có thể gây nguy hiểm tới an ninh đều không được mang theo. mọi tư trang hành lý quý khách gửi tại khu vực gửi đồ ngay cổng vào kiểm tra an ninh để vào viếng Lăng.
Trang thiết bị, đồ điện tử có được mang vào không?
Trong danh sách các thiết bị không được mang vào Lăng có liệt kê các thiết bị điện tử như máy ảnh, thiết bị truyền tín hiệu, máy quay phim, máy tính….
Kiến trúc tổng thể bên trong và ngoài khuân viên Lăng Bác Hồ
Kiến trúc tổng thể của Lăng là một khối vuông kiên cố, gồm 3 lớp có chiều cao 21,6m và chiều rộng 41,2m. Kết cấu Lăng được thiết kế rất vững chãi, có thể chống lũ lụt, bom đạn và động đất cường độ 7 richter. Bên ngoài Lăng được ốp đá granite xám, xung quanh là những hàng cột bằng đá hoa cương, với dòng chữ CHỦ TỊCH HỒ-CHÍ-MINH bằng đá ngọc màu đỏ thẫm nổi bật.
Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký dát vàng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước cửa Lăng luôn có 2 người lính đứng gác,
Chính giữa Lăng là phòng đặt thi hài được ốp đá cẩm thạch. Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trong hòm kính, trên một chiếc giường được đặt trên bệ đá. Trong những dịp có người viếng lăng, sẽ có 4 người lính đứng gác
2 Khuân viên phía ngoài Lăng Bác
Nếu ai đã từng thăm quan di tích Lăng Bác, chắc hẳn sẽ nhớ con đường từ cổng đón khách viếng lăng và đi một vòng tròn để lần lượt thăm quan những kiến trúc gắn liền với cuộc sống giản dị của Bác.
Đầu tiên bước qua cánh cổng an ninh là bạn đã có thể nhìn thấy tổng thể Quảng Trường Ba Đình, đi qua Quảng Trường là bạn đã chuẩn bị xếp hàng vào khu vực viếng Lăng Chủ tịch.
Lối ra của lăng, du khách sẽ được tìm hiểu về cuộc đời giản dị của Bác qua các vật dụng, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của Bác tại Nhà Sàn Bác Hồ ,lấy cảm hứng từ ngôi nhà sàn của dân tộc Tày- Thái ở Việt Bắc, nhà sàn Bác Hồ có 2 tầng làm bằng gỗ. Nơi đây còn giữ nguyên các vật dùng, đồ dùng mà hàng ngày bác sinh hoạt. Ngôi nhà này được Bác chọn là nơi ở vào những năm cuối đời, nơi đây chứng kiến rất nhiều những cuộc họp, những sự kiện lịch sử của Đất Nước.
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Chùa một cột, chùa có kiến trúc độc đáo được xây dựng từ thời Nhà Lý, đây là một biểu tượng đặc trưng cho Thủ Đô Hà Nội, khi tới Hà Nội ít ai có thể bỏ qua điểm tham quan này.
Để lưu giữ những kỷ niệm về cuộc sống cũng như quá trình hoạt động của lãnh tụ Hồ Chí Minh ( Bác Hồ ), bảo tang Hồ Chí Minh được xây dựng tại nhiều tỉnh thành đặc biệt là những nơi bác đã từng hoạt động từ thời niên thiếu cho tới thời kỳ cách mạng. Bảo Tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội được cho là lớn nhất cả về quy mô lẫn số lượng các kỷ vật, tài liệu có giá trị lịch mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Nơi đây được chọn là nơi nghiên cứu và phát triển các tư liệu về lịch sử , cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho nên các hiện vật luôn được sưu tầm và bổ sung qua các năm.
Tòa nhà có kiến trúc 3 tầng, theo khối vát vuông góc độc đáo, giữa đường vào Bảo Tàng là bức phù điêu quốc kỳ Việt Nam có hình búa liềm tượng trưng cho biểu tượng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, thể hiện tinh thần cách mạng của Dân tộc Việt Nam. Bảo tang nằm ngay cạnh công viên Bách Thảo và đằng sau khuân viên Lăng Chủ tịch, có không gian vừa rộng và thoáng mát.
Xem Lễ thượng cờ và hạ cờ
Với những người dân Hà Nội, tiếng nhạc Quốc Ca vào mỗi buổi sáng trong nghi thức lễ thượng cờ trở nên quen thuộc. Lễ Thượng Cờ hàng ngày diễn ra vào lúc 6h sang mùa hè và 6h30 sáng vào mùa đông.
Nghi thức chào cờ Lăng Bác diễn ra tại Quảng Trường Bà Đình, ngay phía trước lăng Bác Hồ tại địa chỉ 02 Hùng Vương, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội
Lễ hạ cờ diễn ra vào lúc 21h tối mỗi ngày, bạn có thể đứng từ xa để quan sát và trải nghiệm
Cùng du hí nào khám phá Hà Nội bằng cách bấm vào Đây